• Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
Chi tiết Tin Sức Khỏe
  • BỆNH ĐỘNG KINH
  • Lượt xem: 1430

BỆNH ĐỘNG KINH MỘT SỐ ĐIỀU CÁC BẠN CẦN BIẾT

 

Các cơn động kinh là gì?

Các cơn động kinh xảy ra là do sự phóng điện bất thường của một nhóm tế bào não gọi là ổ gây động kinh, từ ổ này sự phóng điện lan ra một vùng hay toàn bộ não gây ra hiện tượng co giật gọi là cơn động kinh. Việc chẩn đoán cơn động kinh thường phải dựa vào sự quan sát cơn co giật vá kết quả đo diện não của người bị co giật.

Tùy theo vị trí của ổ gây động kinh và sự lan rộng của hoạt động phóng điện ở trong não gây ra các cơn động kinh khác nhau. Các cơn động kinh này biểu hiện đa dạng có thể là động kinh cục bộ như động kinh cục bộ vận động và động kinh cục bộ cảm giá hay động kinh toàn thể như cơn vắng ý thức, động kinh toàn thể hóa hoặc động kinh không co giật.

Bệnh động kinh

Chẩn đoán bệnh động kinh dựa vào tính chất cơn co giật và sự lập đi lập lại của cơn. Một người nào đó  bị bệnh động kinh là bị nhiều hơn hai cơn động kinh, nghĩa là bị từ hai cơn động kinh trở lên có tính chất lập lại giống nhau.

Những nguyên nhân của bệnh động kinh.

 

Những nguyên nhân có thể có của động kinh là: tổn thương não, nhiễm trùng não, u não, đột quị.

Khoảng một nữa trường hợp không tìm thấy nguyên nhân.

Các loại cơn động kinh: có hai loại cơn chính

Co giật cục bộ: tác động một phần cơ thể, Rối loạn cảm giác, vận động thị giác, người bệnh có thể vẫn còn tỉnh táo trong suốt cơn co giật, nếu co giật lâu có thể dẫn đến mất ý thức.

Co giật toàn thể: bắt đầu như một cơn co giật cục bộ và lan rộng ra toàn thân, mất ý thức thường kéo dài từ 30 giây đến 5 phút, co cơ toàn thể, nhịp co và dãn cơ toàn thân dữ dội kéo dài từ  1 đến 2 phút, có thể cắn phải lưỡi, tiểu dầm và khó thở trong cơn.

Yếu tố kích thích

Những trình trạng sau có thể khởi phát co giật: quên dùng thuốc, căng thẳng, thiếu ngủ, kinh nguyệt, cùng lúc với nhiễm trùng hô hấp như cúm hay sốt.

Chẩn đoán

Bệnh động kinh được chẩn đoán dựa theo lời mô tả về cơn,do người bệnh và những người quan sát được mô tả lại. Bác sỹ có thể có chỉ định một vài xét nghiệm để chẩn đoán

Điện não đồ (EEG): Phương pháp ghi điện não mất khoảng 45 phút đến 1 giờ.Trong xét nghiệm này, nhiều điện cực được gắn ở đầu người bệnh. Người bệnh cũng được yêu cầu thực hiện một số việc để xem những hoạt động kiểu này có kích hoạt cơn động kinh.

Chụp hình não: Chụp cắt lớp não (CT scan) là kỹ thuật ghi nhân trên máy tính hình ảnh của não bằng cách dùng tia X và phát hiện ra cấu trúc não gây ra co giật; Chụp cộng hưởng từ (MRI) là kỹ thuật sử dụng từ trường điện từ cao,thay cho tia X. MRI nhạy hơn CT scan, vì nó tìm ra được những bất thường cấu trúc tinh vi,vốn là nguyên nhân của động kinh. Người  có mãnh ghép kim loại trong cơ thể, hoặc bị hội chứng sợ nhốt trong buồng kín thì không thích hợp cho chụp MRI.

Điều trị

Điều trị nội khoa: thuốc chống động kinh là lựa chọn đầu tiên trong điều trị. Có nhiều thuốc chống động kinh có sẵn. Người bệnh có thể dùng nhiều hơn một loại thuốc chống động kinh, phụ thuôc vào loại co giật của họ.

Điều trị ngoại khoa: Phẩu thuật não ở bệnh nhân có co giật cục bộ không đáp ứng thuốc chống động kinh phụ thuộc vào vị trí bắt đầu co giật.

Tác dụng phụ của thuốc:

Tác dụng phụ thuộc thông thường: buồn ngủ,chóng mặt, mệt mỏi

Tác dụng phụ ít gặp: run tay, .rụng tóc, mờ mắt,tăng cân

Làm gì khi một người bị co giật

Nên làm: Giữ yên tĩnh, bảo vệ bệnh nhân khỏi các nguy hại, đặt bệnh nhân nằm nghiêng, quan sát cơn động kinh và thời gian động kinh

Không nên: Kiềm giữ bệnh nhân trừ khi có nguy hiểm, không đưa bất cứ vật gì vào miệng bệnh nhân….

Trạng thái động kinh là gì

Trạng thái động kinh là tình trạng bệnh nhân có: co giật liên tục hơn  5- 10 phút hoặc co giật khởi phát và kết thúc trong thời gian ít hơn 5 phút, nhưng bệnh nhân không tỉnh lại giữa hai cơn co giật. Trạng thái động kinh là một cấp cứu nội khoa, cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay.

Điều trị dự  phòng

Dự phòng động kinh tái phát bằng cách: nhớ dùng thuốc chống động kinh đều đặn theo lời dặn của bác sĩ, có giấc ngủ đầy đủ, thư giãn tránh căng thẳng, tránh  tất cả các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Chú ý cần tránh các hoạt động sau Bơi một mình trên sông hoặc trên biển, không trèo cao, không chơi vi tính hay trò chơi điện tử trong thời gian dài, không tắm trong bồn tắm, không nấu ăn một mình và những việc  tiếp xúc với lửa.

Cần có: một sổ nhật ký co giật, trong đó ghi nhận số lần co giật và đánh giá hiệu quả của thuốc nhằm giúp cho bác sỹ điều chỉnh lượng thuốc tốt hơn.

tin sức khỏe cùng loại