• Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
Chi tiết Tin Sức Khỏe
  • BỆNH LOÃNG XƯƠNG
  • Lượt xem: 1081

 BỆNH LOÃNG XƯƠNG

Định nghĩa

   Loãng xương là một bệnh lý được đặc trưng bởi sự suy giảm khối lượng xương và sự hủy hoại vi cấu trúc xương, dẫn đến xương trở nên suy yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương. Một khi xương bị gãy, nguy cơ gãy xương lần thứ hai sẽ tăng làm giảm chất lượng cuộc sống.

Chẩn đoán

  1. Dấu hiệu lâm sàng: Loãng xương là một bệnh tiến triển thầm lặng, giai đoạn thiếu xương thường không có triệu hứng. Bệnh cảnh lâm sang đầu tiên của loạng xương thường là gãy xương. Muộn hơn có thể có các biến chứng của gãy xương như đau , gủ cốt sống do xẹp đốt sống.
  2. Có thể xét nghiệm
    • Đo mật độ xương tại cỏ xương đùi và cột sống thắt lung.
    • Chỉ định đo mật độ xương:
      • Phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi, bất kể có yếu tố nguy cơ hay không.
      • Phụ nữ sau mãn kinh trên lâm sang như gãy xương, tiền căn gia đình gãy xương.
      • Phụ nữ thời kì tiền mãn kinh nếu có các yếu tố làm ta9ng nguy cơ gãy xương như cân nặng thấp, tiền sử gãy xương do chấn thương nhẹ hoặc dung thuốc gây mất xương như corticosteroid.
      • Những người có bệnh lý gây mất xương như viêm khớp dạng thấp viêm cột sống dính khớp, hoặc dung thuốc corticosteroid trên 5mg/ ngày, kéo dài trên 3 tháng.
      • Tất cả người có gãy xương sau 50 tuổi.
      • Đo mật độ xương để theo dõi kết quả điều trị cho những người đang điều trị loãng xương.

Điều trị

  • Chế độ dinh dưỡng: cung cấp đầy đcủ canxi và vitamin D.
  • Duy trỉ thường xuyên hoạt động thể lực và các bài tập làm tăng cơ.
  • Thay đổi lối sống: hạn chế rượu bia, ngưng hút thuốc.

Các thuốc điều trị loãng xương

  1. Bisphosphonates: là thuốc chính điều trị loãng xương ở phị nữ sau mãn kinh, cũng được Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ phê chuẩn để điều trị loãng xương ở nam, cũng như loãng xương do glucocorticoid ở cả nam và nữ.
  2. Thuốc uống: Aledronate, Risedronate, ibandronate. Thuốc truyền Zoledronic acid 5mg/ năm.
  3. Cách sử dụng các biphosphonates dạng uống: uống lúc đói, vào buổi sáng với một ly nước khoảng 250ml. Sau khi uống bệnh nhân không được nằm, không ăn hay uống bất kỳ thuốc gì trong ít nhất 30 phút.
    • Calcitonin ( Miacalcic, Fortical): 100UI tiêm dưới da hay 200 UI xịt qua niêm mạc mũi mỗi ngày. Thường được chỉ đinỵ trong trường hợp gãy xương do loãng xương.
    • Liệu pháp estrogen/ hormone thay thế: được chấp thuận cho dự phòng loãng xương và điều trị các triệu chứng lien quan đến mãn kinh ( như rối loạn vận mạch, khô tro âm đạo). hiện tại không khuyến các sử dụng kéo dài để điều trị loãng xương.
    • Chất điều hòa chọn lọc estrogen ( SERM): Raloxifene được chấp thuận trong dự phòng và điều trị loãng xương ở phị nữ sau mãn kinh, giảm ngu cơ ung thư vú xâm lấn.
    • Các thuốc khác:
      • Strongtium Renalate: được chấp thuận điều trị loạng xương ở một số nước châu Âu. Thường được dung để thay thế khi bệnh nhân không sử dụng được biphophonate.
      • PTH ( Teriparatide), Denosumab: cả hai thuốc đều được chấp thuận cho điều trị loạng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, nam giới có nguy cơ gãy xương cao, tuy nhiên chưa có tại Việt Nam.

Theo dõi và dự phòng

bệnh nhân phải được theo dõi sát để đảm bảo tuân thủ điều trị. Kiểm tra mật độ xương định kỳ trong quá trình điều trị, hầu hết là khoảng 2 năm 1 lần. Một số trường hợp cụ thể (nguy cơ mất xương cao, sử dụng corticoid kéo dài) khoảng cách đo có thể ngắn hơn ( 1 năm hay 6 tháng một lần).

tin sức khỏe cùng loại