• Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
Chi tiết Tin Sức Khỏe
  • CÀ PHÊ
  • Lượt xem: 1218

CÀ PHÊ VÀ SỨC KHỎE

CÀ PHÊ, TRÀ VÀ NGUY CƠ BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

      Cà phê, chè, ca cao là nguồn thực phẩm quan trọng chứa polyphenol và đã được các bác sĩ chú ý nhiều trong suốt các năm qua do những tác động có thể có lợi của nó trên sức khỏe tim mạch. Các polyphenol trong những đồ uống và ca cao có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ thông qua nhiều cơ chế, bao gồm hạ huyết áp, hạ cholesterol máu, cung cấp chất chống oxy hóa và chất chống viêm hiệu quả thông qua cải thiện chức năng nội mô mạch máu và tăng nhạy cảm insulin.

     Ngoài ra, bằng chứng hiện nay từ các nghiên cứu thực nghiệm ở động vật và con người cùng với những phát hiện từ các nghiên cứu chỉ ra tiềm năng tác dụng có lợi của trà xanh cũng như sô cô la đối với sức khỏe tim mạch, và rằng việc uống trà và sô cô la có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. Cũng có bằng chứng chứng minh sự tác động có lợi của trà và ca cao trên chức năng tế bào nội mô, cholesterol toàn phần và LDL cholesterol (đối với trà), và sự nhạy cảm insulin (chỉ ca cao). Tuy nhiên chưa có cơ chế sinh học rõ ràng để chứng minh cà phê có lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Trong khi chờ các kết quả thêm từ các nghiên cứu, việc uống cà phê lọc, trà và sô cô la đen nên thận trọng và vừa phải.

CÀ PHÊ VÀ NGUY CƠ BỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

       Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất có ảnh hưởng đến sức khỏe nam giới trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt bao gồm tuổi tác, dân tộc và yếu tố gia đình. Các yếu tố khác, chẳng hạn như hoạt động thể chất, chỉ số khối cơ thể, hormone và chế độ ăn uống cũng được cho là có liên quan với ung thư tuyến tiền liệt.

     Cà phê là một trong những đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, và nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng cà phê có thể vừa kích thích và ức chế khối u, tùy thuộc vào loài động vật. Các nghiên cứu đoàn hệ gần đây cung cấp bằng chứng mới nhất cho thấy rằng tiêu thụ cà phê bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ của bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở các nước đang phát triển. Uống cà phê có thể có những lợi ích về phòng ung thư tuyến tiền liệt.

CÀ PHÊ ĐỐI VỚI BỆNH TIM MẠCH VÀ SA SÚT TRÍ TUỆ

     Sa sút trí tuệ là một bệnh thoái hóa thần kinh mãn tính đặc trưng lâm sàng là rung, cử động không chính xác, cứng cơ bắp, và sự bất ổn định tư thế và nguyên nhân bệnh lý là do thiếu hụt tế bào thần kinh hệ dopaminergic. Sự hiểu biết về cơ chế sinh bệnh học tế bào và phân tử của bệnh sa sút trí tuệ cho đến hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng bệnh sa sút trí tuệ có liên quan đến viêm thần kinh và các đáp ứng đối các kích thích oxy hóa tế bào thần kinh.

       Cà phê là một hỗn hợp phức tạp của các chất hóa học như caffeine, axit chlorogenic phenolic, và diterpenes. Caffeine là một alkaloid tự nhiên và số lượng cao hơn của caffeine được tìm thấy trong cà phê hơn bất kỳ sản phẩm thực phẩm nào khác. Cà phê cũng là một nguồn phong phú chứa nhiều thành phần khác có thể góp phần để hoạt động sinh học của cơ thể như kali, niacin, magiê, và các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như tocopherols.

      Theo kết quả của các nghiên cứu gần đây cho thấy việc uống cà phê vừa phải có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ trong cuộc sống sau này. Đồng thời các nghiên cứu này cũng cho rằng uống cà phê chứa caffeine không làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tử vong do bệnh tim mạch. Ngoài ra việc uống ở mức độ trung bình cà phê chứa caffeine đã được chứng minh làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

     Đối với bệnh tăng huyết áp, caffeine làm tăng huyết áp từ giờ thứ 3 sau khi uống cà phê ở những người có bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, các bằng chứng từ các nghiên cứu không khẳng định rằng việc uống cà phê trong 2 tuần làm gia tăng huyết áp hoặc uống cà phê thường xuyên làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch như nêu trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Arthur Eumann Mesas, The effect of coffee on blood pressure and cardiovascular disease inhypertensive individuals: a systematic review and meta-analysis, Am J Clin Nutr 2011;94:1113–26
  2. Dong-Chul You, Possible Health Effects of Caffeinated Coffee Consumption on Alzheimer’sDisease and Cardiovascular Disease, Toxicol. Res. Vol. 27, No. 1, pp. 7-10 (2011)
  3. Kathryn M Wilson, Lifestyle and dietary factors in the prevention of lethalprostate cancer, Asian Journal of Andrology (2012) 14, 365–374
  4. Nan Hu, Nutrition and the Risk of Alzheimer’s Disease, Hindawi Publishing Corporation BioMed Research International, Volume 2013, Article ID 524820, 12 pages
  5. Sael Casas-Grajales, Antioxidants in liver health, World J Gastrointest Pharmacol Ther 2015 August 6; 6(3): 59-72
  6. Shiyi Cao, Coffee consumption and risk of prostate cancer: a meta-analysis of prospectivecohort studies, Carcinogenesis vol.35 no.2 pp.256–261, 2014
  7. Susanna C. Larsson, Coffee, Tea, and Cocoa and Risk of Stroke, Stroke. 2014;45:309-314
  8. Yeong Yeh Lee, Environmental and Lifestyle Risk Factors of Gastric Cancer, Archives of Iranian Medicine, Volume 16, Number 6, June 2013
tin sức khỏe cùng loại