• Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
Chi tiết Tin Sức Khỏe
  • ĐAU VÙNG CỘT SỐNG CỔ
  • Lượt xem: 1259

ĐAU VÙNG CỘT SỐNG CỔ

Dịch tễ học của bệnh đau cổ

        Đau cổ do vấn đề của mô mềm vùng cổ chiếm khoảng 15% các trường hợp đau cổ trong thực hành ngày. Hầu hết mọi người có bị đau vùng cột sống một lần trong đời sống của họ và đau khởi phát lần đầu tiên không phải hiếm gặp ở trẻ em hay thanh thiếu niên. Ước tính trong 1 năm tỷ lệ mắc bệnh đau cổ trong khoảng 10,4 - 21,3% dân số, trong đó tỷ lệ đau vùng cổ tái đi tái lại xấp xỉ 50%. Đau thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và cũng gặp nhiều hơn ở những nước có thu nhập cao và ở thành thị nhiều hơn là nông thôn.

Đánh giá của đau cổ để xác định khả năng bệnh lý nặng tiềm ẩn

       Đau vùng cổ ít hơn 6 tuần được gọi là "cấp tính",  từ 6 tuần đến 6 tháng được coi là “bán cấp”, nếu đau vùng cổ kéo dài trên 6 tháng là “mãn tính”.

      Mặc dù không thường xuyên gặp phải, nhưng các yếu tố gợi ý bệnh lý nặng nguy hiểm đến tính mạng liên quan đến đau vùng cổ được liệt kê bên dưới nếu được phát hiện cần phải cấp cứu ngay hoặc phải giới thiệu cho bác sĩ chuyên khoa ngay.

  • Chấn thương (ví dụ như bệnh nhân loãng xương bị té ngã, người bị tai nạn xe cộ) có thề làm đứt dây chằng hay gãy cột sống cổ,
  • tiền căn có viêm khớp dạng thấp,
  • Các triệu chứng nhiễm khuẩn (sốt, cứng vùng gáy, tiền căn có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc tiêm chích ma tuý) có thể do áp se ngoài màng cứng, viêm đĩa đệm, xuất huyết màng não, hay dị dạng mạch máu.
  • Các triệu chứng toàn thân (ví dụ. sốt, sụt cân, chán ăn, tiền căn hay hiện mắc bệnh ác tính) có thể liên quan đến quá trình bệnh ác tính, đau nhiều cơ do thấp khớp.
  • Các triệu chứng thần kinh như triệu chứng bệnh lý vận động chi trên do chèn ép tủy cổ hay bệnh mất myelin.
  • Triệu chứng đau như xé rách dữ dội có thể liên quan đến phình bóc tách động mạch cảnh hay động mạch cột sống.
  •  Đau ngực liên tục đồng thời khó thở, toát mồi hôi có thể do nhồi máu cơ tim.

Chẩn đoán

     Không nên chụp CT hay MRI vùng cổ một cách thường quy khi có đau vùng cột sống cổ, ngoại trừ khi có các dấu hiệu sau:

  • Có triệu chứng đau vùng cột sống cổ mới khởi phát ở người trên 50 tuổi,
  • Có các triệu chứng toàn thân như sốt, sụt cân, chán ăn, tiền căn hay hiện mắc bệnh ác tính,
  • Có nguy cơ nhiễm trùng ở người có tiền căn sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc tiêm chích đường tĩnh mạch,
  • Có dấu hiệu thần kinh khu trú
  • Có tiền căn bệnh lý ác tính

      Sự lựa chọn của hình ảnh phương thức phụ thuộc vào các dấu hiệu lâm sàng. Tất cả hình ảnh nên bắt đầu bằng chụp X quang, qua đó các bất thường giải phẫu khác nhau có thể được xác định. Tuy nhiên, những thay đổi X trong cột sống quang thoái hóa cột sống cổ thường gặp ở những người trên 30 tuổi và sự thay đổi này không liên quan với đau vùng cổ.

      Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) được chỉ định khi khối u ác tính, nhiễm trùng, chèm ép tủy sống cổ và thoát vị đĩa đệm bị nghi ngờ. CT phác hiện tốt bệnh lý xương, trong khi MRI phát hiện tốt các bất thường của mô mềm, đặc biệt khả năng phát hiện chèn ép tủy cổ hay chèn ép rễ thần kinh cao hơn.

Điều trị

      Có rất ít nghiên cứu kiểm tra tính hiệu quả của việc điều trị không đặc hiệu đau vùng cột sống cổ.

      Ngoài tập thể dục và vật lý trị liệu, có rất ít bằng chứng từ các nghiện cứu hỗ trợ các biện pháp điều trị khác. Trong một số nghiên cứu ngẫu nhiên cho thấy châm cứu đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị đau cổ mãn tính trong ngắn hạn, nhưng không có hiệu quả trong điều trị dài hạn.

      Thuốc giảm đau không phải opioid (ví dụ như paracetamol và các thuốc kháng viêm không steroid chống) có thể  được sử dụng để điều trị giảm đau đầu tiên. Các thuốc opioid dùng điều trị cho giai đoạn  cấp tính  hoặc mãn tính của bệnh đau vùng cột sống cổ cũng đã được chứng minh có hiệu quả. Tuy nhiên, có một vài khuyến cáo sử dụng thuốc opioid phải được giám sát y tế chỉ cho các trường hợp biểu hiện đau khó chữa, sử dụng ngắn hạn và phải kết hợp với các biện pháp điều trị khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Aditya Vedantam, Does the type of T2-weighted hyperintensity influence surgical outcome in patients with cervical spondylotic myelopathy?A review, Eur Spine J (2013) 22:96–106.
  2. Andrew J Teichtahl, An approach to neckpain for the familyphysician, reprinted from australian Family Physician Vol. 42, No. 11, november 2013, 774-778.
  3. Barbagallo, Double-level cervical total disc replacement foradjacent segment disease: is it a useful treatment?Description of late onset heterotopic ossificationand review of the literature, European Review for Medical and Pharmacological Sciences, 2014; 18(Suppl 1): 15-23.
  4. Brian K. Crownover,  Appropriate and Safe Use of Diagnostic Imaging, Copyright © 2013 American Academy of Family Physicians.
  5. Chang Hyun Oh, Past, Present, and Future of Cervical Arthroplasty,  Presented at the 1834th Meeting of The Keio Medical Society in Tokyo, June 21, 2012.
  6. C. Garreau de Loubresse, Neurological risks in scheduled spinal surgery, Orthopaedics & Traumatology: Surgery & Research 100 (2014) S85–S90.
  7. Joanne Marley, A systematic review of interventions aimed atincreasing physical activity in adults with chronicmusculoskeletal pain—protocol, Systematic Reviews 2014, 3:106.
  8. Kourosh Zarghooni, TheOrthotic Treatmentof Acute and Chronic Disease of theCervical and Lumbar Spine, Deutsches Ärzteblatt International | Dtsch Arztebl Int 2013; 110(44): 737–42.
  9. Michael A McCaskey, Effects of proprioceptive exercises on pain andfunction in chronic neck- and low back painrehabilitation: a systematic literature review, BMC Musculoskeletal Disorders 2014, 15:382.
  10. Philipp Maximilian Eichen, Nucleoplasty, a Minimally Invasive Procedurefor Disc Decompression: A Systematic Reviewand Meta-analysis of Published Clinical Studies, Pain Physician 2014; 17:E149-E173 • ISSN 2150-1149.
tin sức khỏe cùng loại