• Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
Chi tiết Tin Sức Khỏe
  • NHỒI MÁU NÃO
  • Lượt xem: 1463

PHÒNG NGỪA TÁI PHÁT SAU ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO

Ở những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não và TIA, việc phòng ngừa những biến cố mạch máu não tái phát là mục tiêu chủ yếu của điều trị. Thay đổi lối sống và thay đổi yếu tố nguy cơ, nếu những thay đổi này được thực hiện phối hợp với kế hoạch dùng thuốc hợp lý theo hướng dẫn của bc sĩ đã được chứng minh trên lâm sàng có tác động một cách mạnh mẽ đến kết quả làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát.

Tại sao cần phải phòng ngừa tái phát sau đột quỵ?

Đột quỵ thiếu máu não còn được gọi là nhũn não hay nhồi máu não. Phòng ngừa tái phát sau đột quỵ còn được gọi là phòng ngừa thứ phát.

Một trong những vấn đề liên quan tới bệnh nhân đã từng bị đột quỵ thiếu máu não là họ có khả năng bị tái phát. Các nghiên cứu khác nhau cho thấy rằng có sự gia tăng nguy cơ cả về bệnh mạch vành và tử vong do nguyên nhân mạch máu. Có khoảng 20 đến 30% bệnh nhân đã bị đột quỵ tử vong trong vòng vài tháng, nguy cơ tái phát đột quỵ trong năm đầu khoảng 10%, và sau đó cứ mỗi năm nguy cơ này tăng thêm trung bình là 5%. Nguy cơ biểu hiện bệnh mạch vành ước tính khoảng 6% trong năm đầu sau đột quỵ lần đầu, và sau đó mỗi năm tăng 4,6%. Về cơn thiếu máu não thoáng qua (còn được gọi là TIA),  có khoảng 3,5% bệnh nhân bị đột quỵ trong vòng 2 ngày đầu sau TIA, 8% đột quỵ trong vòng tháng đầu và có đến 9,2% đột quỵ trong vòng 90 ngày đầu sau TIA.

Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân sau đột quỵ nhận được sự điều trị và phòng ngừa tái phát không đáng kể. Khoảng 9 tháng đầu sau đột quỵ, xấp xỉ một nửa bệnh nhân được uống aspirin hay một vài thuốc chống kết tập tiểu cầu khác. Tương tự, theo các nguồn dữ liệu khác cũng cho thấy chỉ khoảng 50,6% bệnh nhân rung nhĩ được điều trị kháng đông. Về nguy cơ tăng huyết áp, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân tăng huyết áp sau đột quỵ được điều trị thuốc chống tăng huyết áp, và chỉ 40% bệnh nhân điều trị cao huyết áp duy trì được mức huyết áp dưới 140/90mmHg. Trong điều trị rối loạn lipid máu cũng chung tình trạng như vậy, chỉ 40% bệnh nhân có mức cholesterol trong máu cao được điều trị dùng thuốc và khoảng 8,7% số này là bệnh nhân trên 80 tuổi.

Việc phòng ngừa đột quỵ tái phát, dựa vào sự đặc điểm của các phân nhóm đột quỵ thiếu máu não, do đó các bác sĩ chuyên khoa cần phải hiểu về các kế hoạch điều trị thích hợp theo từng phân nhóm đột quỵ khác nhau để áp dụng một cách hiệu quả và thực hiện đầy đủ các lựa chọn điều trị thích hợp. Để cải thiện các kế hoạch điều trị đột quỵ, các bác sĩ chuyên khoa cũng phải nhận biết các đặc điểm của mỗi loại đột quỵ, điều chỉnh hợp lý các yếu tố nguy cơ, thực hiện đúng lúc và hiệu quả điều trị dự phòng nguy cơ đột quỵ tái phát bằng cách dùng thuốc và các điều trị xâm lấn, và phải thường xuyên cập nhật các hướng dẫn thích hợp cho việc phòng ngừa đột quỵ tái phát.

Đối với người bệnh thì việc tuân thủ chế độ điều trị và thực hiện theo các hướng dẫn điều trị của các bác sĩ chuyên khoa là quan trọng góp phần vào sự phục hồi và phòng ngừa tái phát của đột quỵ.

Cần phải phòng ngừa chung như thế nào?

Vấn đề tăng huyết áp

Mức huyết áp mục tiêu và mức độ hạ huyết áp chưa được xác định chắc chắn, nhưng việc giảm trung bình huyết áp tâm thu 10mmHg và huyết áp tâm trương 5mmHg là đã có lợi.

Một vài sự thay đổi lối sống cũng góp phần làm giảm huyết áp và là một phần hợp lý của việc điều trị tăng huyết áp toàn diện. Các thay đổi này bao gồm hạn chế sử dụng muối ăn, giảm cân, sử dụng chế độ ăn tiết chế như ăn trái cây, rau quả, hoạt động thể dục thể thao đều dặn và hạn chế sử dụng rượu.

Các dữ liệu sẵn có cho thấy rằng điều trị dùng thuốc lợi tiểu hay phối hợp thuốc lợi tiểu và thuốc ức chế men chuyển là có lợi. Việc lựa chọn mức huyết áp mục tiêu và sử dụng các thuốc chuyên biệt là tùy vào từng bệnh nhân cụ thể dựa trên các đặc điểm dược lý, cơ chế tác dụng, và sự cân nhắc hầu như được đặt ra về việc sử dụng các thuốc đặc biệt ở những tình huống bệnh nhân đặc biệt (như bệnh tắc nghẽn mạch máu não ngoài sọ, suy thận, bệnh tim, và bệnh đái tháo đường,…).

Vấn đề Đái tháo đường

Ở những bệnh nhân này cần kiểm soát tích cực hơn những bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường, đưa đường huyết tới mức gần bình thường để giảm các biến chứng vi mạch, và có thể giảm cả biến chứng mạch máu lớn. Nghĩa là tiếp tục duy trì mức đường máu dưới 126mg% (6,99mmol/l), mục tiêu hemoglobin A1c là dưới 7%, thực hiện nghiêm túc chế độ ăn kiêng, chế độ điều trị dùng thuốc hạ đường huyết uống hoặc insulin chích. Không nên cho rằng bệnh đái tháo đường có thể điều trị khỏi.

Vấn đề Lipid máu

Việc điều trị Statin có tác động hạ lipid máu mạnh được khuyến cáo thực hiện để giảm nguy cơ đột quỵ và các biến cố tim mạch ở những bệnh nhân bị đột quỵ thiếu máu não hay TIA, mà có bằng chứng xơ vữa động mạch, mức LDL-C trên 100mg/dL, và ở những bệnh nhân không biết bệnh tim mạch vành.

Ở những bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não xơ vữa động mạch hay TIA không biết bệnh tim mạch vành, mục tiêu giảm LDL-C dưới 70mg/dL để đạt được hiệu quả tối đa.

Các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não hay TIA có tăng cholesterol hay có bệnh động mạch vành nên được điều trị theo hướng dẫn của NCEP III, bao gồm điều chỉnh lối sống, chế độ ăn tiết chế, và các khuyến cáo dùng thuốc. Các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não hay TIA có HDL-C thấp có thể xem xét điều trị với niacin hoặc gemfibrozil.

Vấn đề hút thuốc lá

Tất cả các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não hay TIA có hút thuốc đều được khuyến cáo mạnh phải bỏ hút thuốc lá ngay. Cần phải tránh hút thuốc lá thụ động, tức môi trường có khói thuốc lá của người hút thuốc lá. Các chế phẩm nicotin, các thuốc uống cai thuốc lá có hiệu quả giúp bỏ thuốc lá ở những người hút thuốc lá.

Vấn đề uống rượu

Các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não hay TIA nghiện rượu nặng được khuyến cáo nên bỏ hẳn hay giảm uống rượu. Những người không uống rượu không nên tư vấn để bắt đầu uống rượu.

Vấn đề béo phì

Béo phì được định nghĩa khi chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index:BMI) trên 30kg/m2, đã được xác định là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch vành và tử vong sớm. Mối liên quan của béo phì và nặng cân đối với đột quỵ là phức tạp, nhưng hầu như chỉ được nghiên cứu trong mối liên quan đối với việc phòng ngừa tiên phát. Trong số những bệnh nhân người Mỹ gốc Phi còn sống sau đột quỵ trong nghiên cứu phòng ngừa đột quỵ bằng chống kết tập tiểu cầu, có biểu hiện yếu tố nguy cơ tim mạch gia tăng với sự gia tăng tình trạng béo phì, tuy nhiên sự liên quan giữa béo phì và nguy cơ đột quỵ tái phát vẫn chưa được xác lập. Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định rằng sự giảm cân làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát.

Vấn đề hoạt động thể lực

Các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não hay TIA có khả năng hoạt động thể lực ở mức độ trung bình tối thiểu 30 phút, được định nghĩa cụ thể như hoạt động mạnh đủ gây đổ mồ hôi hay gây tăng nhịp tim không đáng để chú ý, từ 1 đến 3 lần mỗi tuần (như đi bộ nhanh, đạp xe thể dục), có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ và các tình trạng bệnh phối hợp vốn có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát.

Những bệnh nhân bị di chứng tàn phế nặng sau đột quỵ thiếu máu não cần được sự giám sát quan tâm cẩn thận tối thiểu của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe như chuyên gia vật lý trị liệu hay chuyên gia phục hồi chức năng vào lúc bắt đầu chế độ luyện tập.

Vấn đề hội chứng chuyển hóa

Lợi ích của việc sàng lọc những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa sau đột quỵ vẫn chưa được xác lập. Những bệnh nhân đã được sàng lọc và phân loại có hội chứng replica tag heuer chuyển hóa, việc quản lý nên bao gồm thay đổi lối sống (như  ăn uống tiết chế, tập thể dục, và giảm cân) để làm giảm nguy cơ mạch máu. Chăm sóc phòng ngừa cho những bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa nên bao gồm điều trị thích hợp các yếu tố chuyển hóa theo từng bệnh nhân, cũng là yếu tố nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là rối loạn lipid máu và tăng huyết áp.

Các tình huống cần phải điều trị phòng ngừa đặc biệt

Các biện pháp can thiệp cho bệnh nhân có xơ vữa động mạch lớn

  • Bệnh động mạch cảnh ngoài sọ
  • Bệnh động mạch đốt sống thân nền ngoài sọ
  • Bệnh lý xơ vữa động mạch nội sọ

Vấn đề điều trị bệnh nhân huyết khối do tim

  • Vấn đề rung nhĩ
  • Vấn đề nhồi máu cơ tim cấp và huyết khối thất trái
  • Vấn đề bệnh cơ tim
  • Vấn đề bệnh van tim 
  • Vấn đề van tim nhân tạo

Điều trị chống huyết khối ở bệnh nhân đột quỵ hay TIA không phải huyết tắc từ tim

  • Các nhồi máu não hiếm
  • Xơ vữa động mạch
  • Nhồi máu lỗ khuyết
  • Nhồi máu não chưa rõ nguyên nhân

Điều trị bệnh nhân đột quỵ với các tình trạng đặc biệt khác

  • Vấn đề phình bóc tách động mạch
  • Vấn đề còn lỗ bầu dục
tin sức khỏe cùng loại