• Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
Chi tiết Tin Sức Khỏe
  • RƯỢU
  • Lượt xem: 1246

RƯỢU VÀ SỨC KHỎE

 

TÁC HẠI CỦA RƯỢU Ở THANH THIẾU NIÊN

     Thanh thiếu niên hay vị thành niên khi phát triển thay đổi tâm thần não bộ lần lượt chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền gia đình, môi trường và các hormon sinh dục. Chất dẫn truyền thần kinh glutamate chiếm ưu thế và sự trưởng thành của tế bào thần kinh tạo điều kiện phát triển cảm xúc xã hội. Ở tuổi dậy thì cùng một lúc thể hiện ở ra ngoài các sự thay đổi của cơ thể.

Các yếu tố nguy cơ từ môi trường

      Việc quan hệ với bạn bè có ảnh hưởng trở nên nhiều hơn ảnh hưởng của gia đình ở độ tuổi này. Ngoài ra ở tuổi vị thành niên bắt đầu xuất hiện một loạt các hành vi như hút thuốc lá, uống rượu, ma túy và hoạt động tình dục. Tác động của bạn bè rất mạnh trong nhóm tuổi này và có liên quan với việc uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện.

      Kỳ vọng của cha mẹ và sự tham gia vào các hoạt động xã hội của thanh thiếu niên có thể hiện hạn chế được sử dụng rượu ở mức độ vừa phải. Các hoạt động tôn giáo cũng tác động bảo vệ thanh thiếu niên có hiệu quả.

     Ở các gia đình mà cha mẹ ít quan tâm giám sát con cái ở tuổi thanh thiếu niên thì các yếu tố tác động từ môi trường ảnh hưởng nhiều hơn tới việc uống rượu, uống thường xuyên hơn và uống quá mức. Hơn nữa, nếu trong gia đình có thành viên uống rượu thì thanh thiếu niên dễ dàng bị tác động và cũng uống rượu nhiều và thường xuyên hơn.

Yếu tố gia đình

    Trẻ vị thành niên với một tiền sử gia đình có vấn đề về rượu có nguy cơ bị tác động của rượu nhiều hơn và bị tác động ở độ tuổi trẻ hơn. Các yếu tố di truyền có thể có ảnh hưởng nhiều đến hành vi uống rượu vào những năm cuối nhiều hơn so với những năm đầu của tuổi vị thành niên. Đặc điểm thời thơ ấu này được cho là làm tăng sự nguy cơ xuất hiện các rối loạn do sử dụng rượu vị thành niên và giúp xác định sớm những đặc điểm có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ rủi ro về tác động của rượu về sau.

    Trẻ vị thành niên con của người nghiện rượu đã được chứng minh là có những bất thường trong cấu trúc và chức năng não bộ. Các nghiên cứu khám phá những tác động của rượu đối với hành vi chống đối xã hội trong học sinh trong độ tuổi từ 11 đến 15, kết quả cho thấy rằng hành vi phản ứng xã hội là yếu tố dự báo chính của việc lạm dụng rượu và các rắc rối liên quan đến rượu trong nhóm tuổi này. Một nghiên cứu khác ở 429 thanh niên nông thôn cho thấy việc bị vướng vào các khoản nợ quá hạn ở tuổi 11 là một yếu tố dự báo đáng tin cậy của việc sẽ sử dụng rượu sau này khi vị thành niên 16 tuổi, và không có sự khác biệt về tỉ lệ uống rượu cho cả bé trai và bé gái trong nghiên cứu này.

     Một số phân tích về phương pháp điều trị lạm dụng sử dụng rượu ở trẻ vị thành niên thấy rằng điều trị là có hiệu quả giảm sử dụng rượu. Việc can thiệp thay đổi hành vi tự cá nhân tốt hơn so với can thiệp của gia đình. Tuy nhiên kết hợp cả hai yếu tố can thiệp cá nhân và gia đình sẽ có hiệu quả tốt hơn trong việc giảm sử dụng rượu duy trì trong thời gian dài sau đó (khoảng 12 tháng tiếp theo). Công việc tiếp theo là cần thiết phải xác định các biện pháp can thiệp nào là hiệu quả nhất đối với trẻ. Các biện pháp can thiệp như vậy nên được kết hợp trong một chính sách y tế công cộng nhằm tìm cách giảm thiểu việc sử dụng rượu trong thanh thiếu niên.

 

TÁC HẠI CỦA RƯỢU ĐỐI HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

Các dạng tổn thương và bệnh não mãn tính do rượu

Teo vỏ não và vùng dưới vỏ não

Thoái hóa tiểu não

Thoái hóa myelin trung tâm cầu não

Bệnh Pellagra

Bệnh não Wernicke-Korsakoff

Bệnh Marchiafava-Bignami

Giảm lượng máu đến não

Tăng nguy cơ đột quỵ và chấn thương não

Các cơ chế chính của tổn thương não

Viêm thần kinh

Tổn thương não do tác động của các gốc oxy hóa

Thiếu Vitamin và vi chất khác

Thiếu đạm và suy dinh dưỡng

Nhiễm ngoại độc tố

Bệnh gan phối hợp

Rối loạn tâm thần do rượu

       Người nghiện rượu có rối loạn tâm thần thường gặp hơn nhiều so với suy nghĩ của rất nhiều người hiện nay. Các nghiên cứu thống kê ước tính rằng hơn một phần ba số người được chẩn đoán bị rối loạn tâm thần có liên quan tới việc lạm dụng hoặc phụ thuộc vào chất tác động đến thần kinh, đặc biệt là rượu. Ngược lại, trong số các người  uống rượu có đến 37%  bị mắc các chứng bệnh rối loạn tâm thần khác.

      Người nghiện rượu có liên quan với sự gia tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn hoảng loạn và rối loạn stress sau sang chấn nhiều hơn gấp hai lần, rối loạn khí sắc cao hơn gấp ba lần, mắc bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu gần gấp bốn lần, rối loạn lưỡng cực cao hơn sáu lần so với người bình thường không uống rượu.

      Việc đánh giá thấp của các vấn đề rối loạn tâm thần do rượu là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến quá trình điều trị của người nghiện rượu cũng như của gia đình. Đào tạo kỹ năng xã hội cho người nghiện rượu có thể cải thiện các triệu chứng rối loạn tâm thần do rượu và giảm uống rượu là yếu tố góp phần cai rượu thành công và giảm tác hại do tác động trên thần kinh do rượu.

      Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh thực tế rằng điều trị đồng thời cai rượu và các rối loạn tâm thần xảy ra làm tăng cơ hội để cải thiện chức năng thần kinh của người nghiện rượu. Điều trị không thích hợp và không quản lý đầy đủ tất cả các vấn đề tồn tại ở người nghiện rượu thì không thể làm hồi phục hoàn toàn các chức năng của não bộ.

ĐIỀU TRỊ CAI RƯỢU

      Chỉ có khoảng 2% đến 9% người nghiện rượu đến khám tại phòng mạch của bác sĩ gia đình. Việc điều trị cai rượu phải tiến hành từ từ và đúng cách không ngưng rượu đột ngột để tránh nguy cơ phát triển hội chứng cai rượu có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hội chứng cai rượu bắt đầu từ 6 - 24 giờ sau khi uống rượu lần cuối cùng, và các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm run, kích động, buồn nôn, ra mồ hôi, nôn, ảo giác, mất ngủ, tim đập nhanh, tăng huyết áp, mê sảng, và co giật.

      Điều trị cai rượu nhằm giảm thiểu các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng, và tạo điều kiện tiếp tục kiêng rượu. Người bệnh có hội chứng cai rượu nhẹ hoặc vừa phải có thể được điều trị ngoại trú để giảm chi phí, không bị  gián đoạn công việc và cuộc sống gia đình.

      Người bệnh có triệu chứng nặng hoặc những người có nguy cơ cao bị biến chứng nên được điều trị nội trú. Ngoài việc điều trị hỗ trợ, sử dụng benzodiazepin một liều cố định hoặc sử dụng tùy theo triệu chứng sẽ được bác sĩ chỉ định. Thuốc nên được sử dụng ngay vào lúc khởi phát triệu chứng và tiếp tục cho đến khi các triệu chứng giảm dần. Các thuốc khác, bao gồm cả carbamazepine, oxcarbazepine, acid valproic, và gabapentin có khả năng gây nghiện ít hơn có thể được sử dụng nhưng không ngăn cản được cơn co giật.

       Thông thường, bác sĩ sẽ khám người bệnh hàng ngày cho đến khi các triệu chứng giảm dần. Mặc dù điều trị hiệu quả là một bước khởi đầu trong việc phục hồi, sự thành công lâu dài tùy vào sự tuân thủ của người bệnh vào điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Abdulla A.-B. Badawy, Pellagra and Alcoholism: A Biochemical Perspective, Alcohol and Alcoholism Vol. 49, No. 3, pp. 238–250, 2014;
  2. Anna Klimkiewicz, Comorbidity of alcohol dependence with other psychiatric disorders. Part I. Epidemiology of dual diagnosis, Psychiatr. Pol. 2015; 49(2): 265–275;
  3. Anna Klimkiewicz, Comorbidity of alcohol dependence with other psychiatric disorders. Part II. Pathogenesis and treatment, Psychiatr. Pol. 2015; 49(2): 277–294;
  4. Antoine B. Douaihy, Medications for Substance Use Disorders, Soc Work Public Health. 2013 ; 28(0): 264–278;
  5. Cecile A. Marczinski, Energy Drinks Mixed with Alcohol: What are the Risks?, Nutr Rev. 2014 October ; 72(0 1): 98–107;
  6. E. Jane Marshall, Adolescent Alcohol Use: Risks and Consequences, Alcohol and Alcoholism Vol. 49, No. 2, pp. 160–164, 2014;
  7. Emilio González-Reimers, Alcoholism: A systemic proinflammatory condition, World J Gastroenterol 2014; 20(40): 14660-14671.
  8. GaetanaManzo, MR Imaging Findings in Alcoholic and Nonalcoholic Acute Wernicke’s Encephalopathy: A Review, Hindawi Publishing Corporation BioMed Research International, Volume 2014, Article ID 503596, 12 pages;
  9. Herbert L.muncie JR, Outpatient Management of Alcohol Withdrawal Syndrome, at //family­doctor.org/familydoctor/en/diseases-conditions/alcohol-abuse/treatment/alcohol-withdrawal-syndrome.html
  10. Jinhee Lee, Use of Pharmacotherapies in the Treatment of Alcohol Use Disorders and Opioid Dependence in Primary Care, Hindawi Publishing Corporation BioMed Research International, Volume 2015, Article ID 137020, 11 pages;
  11. Matt G. Kushner, Seventy-Five Years of Comorbidity Research, National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism Grant K02-AA0017886;
tin sức khỏe cùng loại