Hotline tư vấn
0982498932
Giờ làm việc:
Đ/c: 814/21 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, Tp.HCM
BỆNH ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Thoái hóa đĩa đệm là một trong những nguyên nhân chính của đau lưng, một vấn đề gánh nặng kinh tế và bệnh gia tăng tỷ lệ ở nhóm tuổi càng cao. Viêm đĩa đệm đã được chứng minh có tương quan với thoái hóa bệnh đĩa nhưng vai trò của nó trong đau do thoát vị còn gây tranh cãi. Phản ứng viêm có thể xảy ra vào lúc khởi đầu của bệnh, tuy có gây đau cột sống thắt lưng nhưng nó cũng rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động cân bằng nội môi của cơ thể.
Sự phổ biến của các triệu chứng thần kinh hông (còn gọi là thần kinh tọa) thay đổi từ 1,6% đến 43% trong dân số người lao động. Đa số trường hợp có tiên lượng tốt, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ lên đến 30% các trường hợp người bệnh vẫn tiếp tục bị đau cho đến 1 năm hoặc lâu hơn.
Trong khoảng 90% trường hợp, đau thần kinh tọa do dây thần kinh bị đĩa đệm thoát vị đè nén. Các triệu chứng quan trọng nhất của đau thần kinh tọa là đau chân lan theo rễ thần kinh thắt lưng cùng đến dưới đầu gối, bàn chân và ngón chân. Đau nặng hơn khi ho; bệnh nhân có thể bị ưỡn cột sống thắt lưng về phía trước, biến dạng dáng đi và co thắt cơ bắp chân.
Trong chẩn đoán hình ảnh học cần chú ý các thuật ngữ ''lồi'' hoặc ''phồng'' đĩa đệm đề chỉ bờ ngoài đĩa đệm vượt hơn 25% của chu vi của đĩa và với một khoảng tương đối ngắn thường là ít hơn 3 mm. ''Lồi'' hoặc ''phồng '' mô tả một hình thái đặc trưng của những nguyên nhân có thể khác nhau. Lồi đĩa đệm ở L5-S1 đôi khi là bình thường, hoặc có thể do thoái hóa đĩa đệm tiến triển, hoặc từ một đốt sống do hậu quả của bệnh loãng xương, chấn thương, hoặc do biến dạng của các cấu trúc cạnh cột sống thắt lưng, cũng có thể do tình trạng dây chằng bị lỏng lẻo. Phồng (lồi) đĩa đệm không phải thoát vị đĩa đệm. Áp dụng thuật ngữ ''phồng'' (lồi) đĩa đệm cần chú ý là “phồng” (lồi) đĩa đệm này không liên quan trực tiếp đến sự hiện của các triệu chứng, nguyên nhân, tiên lượng và điều trị. Việc chẩn đoán nguyên nhân và điều trị cần phải được tìm hiểu kỹ và được đánh giá chính xác bởi bác sĩ.
Trong đau thần kinh tọa cấp tính, chẩn đoán hình ảnh có thể tìm thấy được các dấu hiệu bệnh lý khác (ví dụ như nhiễm trùng, khối u ác tính) hơn ngoài thoát vị đĩa đệm. Ở những bệnh nhân có các triệu chứng nặng và kéo dài, những người không cải thiện sau 6-8 tuần điều trị nội khoa bảo tồn không phẫu thuật, áp dụng phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể là hữu ích để xác định đĩa đệm thoát vị đè vào rễ thần kinh gây đau.
Điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm rất khác nhau. Bệnh nhân thường được điều trị bảo tồn, nếu đau vẩn còn trong ít nhất 6 tuần thì có thể phẫu thuật. Điều trị bảo tồn chủ yếu nhằm giảm đau, hoặc bằng các thuốc giảm đau hoặc giảm áp trên các rễ thần kinh.
Phẫu thuật được chỉ định ở những bệnh nhân được lựa chọn cẩn thận nếu có đĩa đệm thoát vị thắt lưng, hoặc đau thần kinh tọa nặng với các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng hoặc chẩn đoán hình ảnh chứng minh thoát vị đĩa đệm thắt lưng ở các rễ thần kinh tương ứng với triệu chứng của bệnh nhân. Các lý do chính của phẫu thuật cho đau thần kinh tọa là phẫu thuật sẽ làm giảm chèn ép rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rằng phẫu thuật sớm ở bệnh nhân đau thần kinh toạ tốt hơn so với điều trị bảo tồn. Nhưng một số nghiên cứu khác lại chỉ ra thêm rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa phẫu thuật và điều trị bảo tồn về kết quả lâm sàng sau 1 và 2 năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO