• Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
Chi tiết Tin Sức Khỏe
  • VIÊM DẠ DÀY
  • Lượt xem: 1154

VIÊM DẠ DÀY

Định nghĩa

            Viêm dạ dày ( Gastritis): là thuật ngữ dung để chỉ tình trạng viêm của niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến các tổn thương của niêm mạc dạ dày.

Triệu chứng thường gặp

           Đau thượng vị.

           Rối loạn tiêu hóa: ăn không tiêu, ợ hơi, ợ chua, mệt mỏi, ăn kém, sụt cân…

Biến chứng

           Xuất huyết dạ dày

           Thủng dạ dày

           Ung thư dạ dày

Nguyên nhân thường gặp

 

    • Rượu: gây viêm dạ dày cấp xuất huyết, được gọi là viêm dạ dày do ă mòn, thường xảy ra khi uống rượu một lượng lớn trong thời gian ngắn.
    • Thuốc kháng viêm không steroide ( NSAIDs), Aspirin.
    • Stress
    • Uống phải chất ăn mòn ( thường là chất kiềm)
    • Nhiễm Helicobacter pylori

Xét nghiệm

    •  Nội soi dạ dày trá tràng
    • Các xét nghiệm chẩn đoán Hp: CLO test, test hơi thở….

Điều trị

  • Dung thuốc trước 30’
  • Thường dung liều chuẩn 1 lần/ ngày.
    • esomeprazole         40mg/ngày.
    • omeprazole            20mg/ngày.
    • Pantoprazole         40mg/ngày.
    • Rabeprazole           20mg/ngày
    • Lansoprazole         30mg/ ngày.
  • Thuốc trung hòa acid ( Antacid).
    • Nhóm Aluminum hydroxide ( AL(OH)3), Magne hydroxide (Mg(OH)2 ).
    • Dùng trước ăn 30’, 3-4 lần/ ngày vào 3 bữa ăn chính +/- trước khi ngủ tối.
  • Thuốc ức chế thụ thể H2 ( Anti H2 receptor).
    • Dùng trước ăn 30’, 3 lần/ ngày.
  • Điều trị bằng các thuốc tác động lên yếu tố bảo vệ niêm mạc.
    • thuốc thuộc dẫn chất prostaglandin.
    • Thuốc thuộc nhóm Rebamipide.
    • Thuốc thuộc nhóm Sucralfate.
    • Thuốc thuộc nhóm muối Bismuth.
  • Điều trị bằng các thuốc tác động lên chức năng vận động dạ dày.
    • Thuốc chống co thắt hướng cơ trơn Papavarine: nhóm Drotaverine, Mebeverine…
    • Thuốc chống co thắt đối vận thụ thể 5 – HT3: Nhóm Odansetron….
    • Thuốc hỗ trợ vận động dạ dày.
  • Điều chỉnh lối sống.
    • Cần tránh tuyệt đối thức ăn gây tổn thương niêm mạc dạ dày: Rượu bia, thuốc lá, thức ăn có nhiều gia vị chua, cay.
    • Tránh hoạt hóa acid mật: giảm ăn chất béo.
    • Tạo môi trường đệm trong dạ dày: nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no, ăn nhẹ, ăn lỏng – ăn bữa cuối trước ngủ tối 3 giờ.
    • Tránh lo lắng, căng thẳng.
    •  Có thể dung sữa để trung hòa nhanh acid dạ dày.
    • Ăn đúng giờ, không bỏ bữa.
    • Không tự ý dùng thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ.
tin sức khỏe cùng loại