Phòng Khám Huy Thịnh

Giờ làm việc:

Phòng Khám Huy Thịnh

Đ/c: 814/21 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, Tp.HCM

  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
  • Phòng Khám Huy Thịnh
Tin Sức Khỏe

CÀ PHÊ

CÀ PHÊ

CÀ PHÊ VÀ SỨC KHỎE

CÀ PHÊ, TRÀ VÀ NGUY CƠ BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

     Cà phê, chè, ca cao là nguồn thực phẩm quan trọng chứa polyphenol và đã được chú ý nhiều trong suốt các năm qua do những tác động có lợi của nó trên sức khỏe tim mạch. Các polyphenol trong những đồ uống và ca cao có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ thông qua nhiều cơ chế, bao gồm hạ huyết áp, hạ cholesterol máu, chất chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả thông qua cải thiện chức năng nội mô mạch máu và tăng nhạy cảm insulin.

    Bằng chứng hiện nay từ nghiên cứu thực nghiệm ở động vật và con người cùng với những phát hiện từ các nghiên cứu chỉ ra tiềm năng tác dụng có lợi của trà xanh cũng như sô cô la đối với sức khỏe tim mạch, và rằng tiêu thụ trà và sô cô la có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

    Có bằng chứng mạnh mẽ chứng minh sự tác động có lợi của trà và ca cao trên chức năng tế bào nội mô, cholesterol toàn phần và LDL cholesterol (đối với trà), và sự nhạy cảm insulin (chỉ ca cao). Tuy nhiên chưa có cơ chế sinh học rõ ràng để chứng minh cà phê có lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Trong khi chờ các  kết quả thêm từ các nghiên cứu dài hạn tiến cứu ngẫu nhiên có đối chứng, việc tiêu thụ cà phê lọc, trà và sô cô la đen nên thận trọng vừa phải.

CÀ PHÊ VÀ NGUY CƠ BỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất mà ảnh hưởng đến sức khỏe nam giới trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các yếu tố nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt bao gồm tuổi tác, dân tộc và lịch sử gia đình. Các yếu tố khác, chẳng hạn như hoạt động thể chất, chỉ số khối cơ thể (2), hormone và chế độ ăn uống, cũng được cho là có liên quan với ung thư tuyến tiền liệt.

Cà phê là một trong những đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, và nghiên cứu động vật cho thấy rằng cà phê có thể vừa kích thích và ức chế khối u, tùy thuộc vào loài động vật. Các nghiên cứu đoàn hệ gần đây cung cấp bằng chứng mới nhất cho thấy rằng tiêu thụ cà phê bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ của bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở các nước đang phát triển. Uống cà phê có thể có những lợi ích về phòng ung thư tuyến tiền liệt.

CÀ PHÊ ĐỐI VỚI BỆNH TIM MẠCH VÀ SA SÚT TRÍ TUỆ

Sa sút trí tuệ là một bệnh thoái hóa thần kinh mãn tính đặc trưng lâm sàng là rung, cử động không chính xác, cứng cơ bắp, và sự bất ổn định tư thế và nguyên nhân bệnh lý là do thiếu hụt tế bào thần kinh dopaminergic. Sự hiểu biết về cơ chế sinh bệnh học tế bào và phân tử của bệnh sa sút trí tuệ  cho đến hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng bệnh sa sút trí tuệ có liên quan đến viêm thần kinh và các stress oxy hóa tế bào thần kinh.

Cà phê là một hỗn hợp phức tạp của các chất hóa học như caffeine, axit chlorogenic phenolic, và diterpenes. Caffeine là một alkaloid tự nhiên và số lượng cao hơn của caffeine được tìm thấy trong cà phê hơn bất kỳ sản phẩm thực phẩm khác. Cà phê cũng là một nguồn phong phú chứa nhiều thành phần khác có thể góp phần để hoạt động sinh học của cơ thể như kali, niacin, magiê, và các chất chống oxy hóa, chẳng hạn như tocopherols.

Theo kết quả của các nghiên cứu gần đây cho thấy tiêu thụ cà phê vừa phải có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ trong cuộc sống sau này. Đồng thời các nghiên cứu này cũng cho rằng tiêu thụ cà phê chứa caffeine không làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tử vong do bệnh tim mạch. Ngoài ra việc tiêu thụ ở mức độ trung bình cà phê chứa caffeine đã được chứng minh làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

Đối với bệnh tăng huyết áp, caffeine làm tăng huyết áp từ giờ thứ 3 sau khi ăn ở những người có bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, các bằng chứng sẵn có không khẳng định rằng tiêu thụ cà phê trong 2 tuần làm gia tăng huyết áp hoặc tiêu thụ cà phê thường xuyên làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch như nêu trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Arthur Eumann Mesas, The effect of coffee on blood pressure and cardiovascular disease inhypertensive individuals: a systematic review and meta-analysis, Am J Clin Nutr 2011;94:1113–26
  2. Dong-Chul You, Possible Health Effects of Caffeinated Coffee Consumption on Alzheimer’sDisease and Cardiovascular DiseaseToxicol. Res. Vol. 27, No. 1, pp. 7-10 (2011)
  3. Kathryn M Wilson, Lifestyle and dietary factors in the prevention of lethalprostate cancer, Asian Journal of Andrology (2012) 14, 365–374
  4. Nan Hu, Nutrition and the Risk of Alzheimer’s Disease, Hindawi Publishing Corporation BioMed Research International, Volume 2013, Article ID 524820, 12 pages
  5. Sael Casas-Grajales, Antioxidants in liver healthWorld J Gastrointest Pharmacol Ther 2015 August 6; 6(3): 59-72
  6. Shiyi Cao, Coffee consumption and risk of prostate cancer: a meta-analysis of prospectivecohort studies, Carcinogenesis vol.35 no.2 pp.256–261, 2014
  7. Susanna C. Larsson, Coffee, Tea, and Cocoa and Risk of StrokeStroke. 2014;45:309-314
  8. Yeong Yeh Lee, Environmental and Lifestyle Risk Factors of Gastric Cancer, Archives of Iranian Medicine, Volume 16, Number 6, June 2013
Đọc thêm

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

PHÂN LOẠI GIẤC NGỦ

Việc phân loại các rối loạn giấc ngủ là cần thiết giúp phân biệt giữa các dạng rối loạn giấc ngủ khác nhau và tạo thuận lợi cho việc hiểu rõ về các triệu chứng, nguyên nhân, và sinh lý bệnh của giấc ngủ cho phép điều trị thích hợp.

Hệ thống phân loại rối loạn giấc ngủ đầu tiên phải dựa vào các triệu chứng chính (mất ngủ, buồn ngủ quá mức và sự kiện bất thường xảy ra trong khi ngủ), không thể dựa vào sinh lý bệnh vì các nguyên nhân gây ra hầu hết các rối loạn giấc ngủ là không rõ.

Năm 2005, Phân loại Quốc tế về rối loạn giấc ngủ, tiếng Anh là International Classification of Sleep Disorders version 2 (viết tắt ICSD-2) đã có cải tiến sửa đổi và cập nhật. Theo phân loại có  81 loại rối loạn giấc ngủ ngủ chính, được xếp thành các nhóm như: Rối loạn khởi sự hoặc duy trì giấc ngủ, rối loạn giấc ngủ liên quan đến hô hấp, rối loạn giấc ngủ có nguồn gốc do thần kinh trung ương,  rối loạn chu kỳ thức ngủ, …

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI LỚN TUỔI

Các nhà nguyên cứu về giấc ngủ hiện nay phân loại giấc ngủ thành bốn giai đoạn dựa theo dạng sóng điện não đồ (EEG) và bởi các dấu hiệu khác của người lớn trong lúc ngủ. Ba giai đoạn đầu tiên là giai đoạn chuyển động mắt chậm (NREM) 1, 2, và 3, và giai đoạn thứ tư là giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM). Giai đoạn 1 (NREM 1) ngắn nhất, và chiếm 18% trở lên thời gian ngủ người lớn. Giấc ngủ sâu hơn trong giai đoạn 2 (NREM 2) chiếm 48% thời gian ngủ và sâu hơn nữa trong giai đoạn 3 (NREM 3) chiếm 16% thời gian ngủ của người lớn tuổi được gọi là pha sóng ngủ chậm (biên độ sóng chậm từ 0,05-2 HZ) biểu hiện trên EEG. Cuối cùng, giấc ngủ giai đoạn 4 (REM)  được gọi là "giấc ngủ nghịch thường" bởi vì não hoạt động sóng EEG là tương tự như của một bộ não khi tỉnh, nhưng cơ thể bị tê liệt. Những giấc mơ thường xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ REM và chiếm 18% thời gian ngủ của người lớn. Bắt đầu ở tuổi trung niên thời gian giai đoạn "giấc ngủ nghịch thường" hay giấc ngủ REM thường bị giảm sút và hiệu quả giấc ngủ (tỷ lệ thời gian trên giường dành ngủ) tiếp tục giảm qua tuổi 60.

Nguyên nhân của mất ngủ vẫn còn chưa rõ ràng, có hai giả thuyết về sinh lý và tâm lý đã được đề xuất, bao gồm: phản ứng căng thẳng sinh lý liên quan đến đặc điểm tính cách và quan niệm sai lầm về giấc ngủ và hành vi thích nghi không tốt đối với rối loạn giấc ngủ. Việc thay đổi lối sống phổ biến ở tuổi già, như nghỉ hưu, giảm tính di động, và giảm sự tương tác xã hội là yếu tố góp phần làm gián đoạn giấc ngủ. Khó ngủ là phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi là những người có liên quan đến việc chăm sóc cho gia đình nhiều hơn.

Các điều trị mất ngủ cho người lớn tuổi bao gồm liệu pháp hành vi và nhận thức hành vi, thay đổi lối sống.Tuy nhiên hiệu quả của các biện pháp can thiệp khác nhau tùy từng cá nhân, phương pháp điều trị bao gồm hạn chế giấc ngủ và kiểm soát kích thích can thiệp, cũng như giấc ngủ vệ sinh và thư giãn. Trước tiên là hạn chế các việc làm giảm thời gian nằm trên giường cho đến khi hiệu quả giấc ngủ được cải thiện. Tiếp theo là tăng dần thời gian ngủ  trên giường cho đến khi bệnh nhân có thể ngủ đủ thời gian mong muốn hợp lý nhất. Liệu pháp hành vi và nhận thức hành vi an toàn hơn và hiệu quả hơn liệu pháp dùng thuốc trong dài hạn để điều trị mất ngủ ở người lớn tuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Alexandra M. Wennberg, Optimizing Sleep in Older Adults: Treating Insomnia, Maturitas. 2013 November ; 76(3)
  2. Allison T. Siebern, Non-Pharmacological Treatment of Insomnia, Neurotherapeutics (2012) 9:717–727
  3. Jacqueline M. McMillan, Management of insomnia and long-term use of sedative-hypnotic drugs in older patients, CMAJ, November 19, 2013, 185(17)
  4. Juan Carlos Rodriguez, Sleep Problems in the Elderly, Med Clin North Am. 2015 March ; 99(2): 431–439
  5. Kanan Ramar, Management of Common Sleep Disorders, Am Fam Physician. 2013;88(4):231-238. Copyright © 2013 American Academy of Family Physicians
  6. Michael J. Thorpy, Classification of Sleep Disorders, Neurotherapeutics (2012) 9:687–701
  7. Timothy Roehrs, Insomnia Pharmacotherapy, Neurotherapeutics (2012) 9:728–738

 

Đọc thêm